Đóng bảo hiểm xã hội là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân Việt Nam. Đối với người lao động thì các khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm luôn nhận được nhiều sự quan tâm hơn cả. Cụ thể trong bài viết này, tygiaquydoi.com sẽ trình bày về các khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm năm 2017.
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì từ 1/6/2016 trở đi thì tiền lương dành cho khoản đóng bảo hiểm xã hội bao gồm tiền lương cơ bản cùng các khoản phụ cấp theo lương.
Cách xác định mức lương tham gia bảo hiểm xã hội.
- Mức tiền lương được trích đóng vào bảo hiểm xã hội bắt buộc không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với các đối tượng người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện người đó có khả năng lao động bình thường.
- Mức lương mà tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội thì tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở, hiện tại con số này đang là 1.210.000 đồng/tháng. Từ ngày 1/7/2017 thì khoản này tăng lên 1.300.000/tháng.
- Đối với người lao động mà làm việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động đó phải qua đào tạo hoặc học nghê, kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề thì phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu của vùng.
- Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động vất vả, nặng nhọc hoặc độc hại nguy hiểm thì phải cao hơn ít nhất là 5%, công việc hoặc chức vụ có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc,độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất là 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương thế, làm việc trong một điều kiện lao động bình thường.
Các khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Căn cứ vào các quy định mới nhất tại Điều 103 của Bộ Luật Lao động 2012 thì các khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm xã hội bao gồm :
– Tiền thưởng theo sáng kiến
– Tiền ăn giữa ca làm
– Các khoản phụ cấp, hỗ trợ xăng xe.
– Các khoản hỗ trợ tiền điện thoại
– Các khoản hỗ trợ về vấn đề nhà ở, phòng trọ.
– Các khoản hỗ trợ tiền giữ trẻ, chăm sóc, nuôi con nhỏ.
– Các khoản hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết.
– Các khoản hỗ trợ khi người lao động có người thân hoặc bản thân kết hôn.
– Các khoản hỗ trợ cho sinh nhật của người lao động.
– Các khoản trợ cấp cho người lao động khi gặp hoàn cảnh khó khăn do tai nạn lao động hoặc tại nạn nghề nghiệp.
– Các khoản trợ cấp, hỗ trợ khác được quy định thành các khoản mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.
Tóm lại từ những điều đã trình bày thì có 13 khoản trợ cấp, phụ cấp, phúc lợi được liệt vào danh sách các khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm xã hội.
> Xem thêm :
Trả lời