Phạt vi phạm hành chính về thuế là một trong những nội dung được quy định và soạn thảo trong Nghị định 129/2013/NĐ-CP được Chính Phủ ban hành và chính thức có hiệu lực vào ngày 15/12/2013. Nghị định này bao gồm hai nội dung chủ yếu: Thứ nhất là về các mức xử phạt vi phạm hành chính về thuế, còn nội dung thứ hai là về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Đây là một văn bản pháp luật thể hiện chế tài cũng như hành lang pháp lý công tâm, minh bạch của Nhà nước trong các quyết định về xử phạt đồng thời cũng cho thấy tính răn đe và xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm hành chính về thuế. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện thực tế, vẫn còn tồn tại một số vấn đề phát sinh đòi hỏi cơ quan chức năng cần vào cuộc và có những điều chỉnh hợp lý.
Các hành vi hành chính về thuế bao gồm những hành động sau: vi phạm các thủ tục thuế, chậm nộp tiền thuế, khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn; trốn thuế, gian lận thuế. Đối với từng trường hợp cụ thể, các hành vi này buộc phải chịu các mức xử phạt tương ứng, tùy vào mức độ dẫn đến các hậu quả có nghiêm trọng hay gây tổn thất gì không.
Tuy nhiên trong quá trình thực tế triển khai và áp dụng các quy định của pháp luật, vẫn còn tồn tại một vài lỗ hổng cần sửa đổi và chỉnh lý kịp thời, cập nhật nhằm định vị chính xác mức độ nghiêm trọng của hành vi đồng thời thể hiện sự công tâm, minh bạch của cơ quan chức năng trong quá trình quản lý và xử lý các vi phạm về thuế. Cụ thể:
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 39 Nghị định 109/2013/NĐ-CP của Chính phủ: Đối với các hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn sẽ bị phạt hành chính từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
https://tygiaquydoi.com/dong-gop-cua-phan-mem-ho-tro-ke-khai-thue/
Căn cứ vào Điều 108 Luật Quản lý thuế: Hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Đồng thời:
Căn cứ vào điểm c Khoản 1 Điều 3 Nghị định 129/2013/NĐ-CP của Chính phủ: Phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn, gian lận đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
Như vậy, chỉ xét riêng hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp có thể tổng hợp mức phạt như sau: Ở mặt sử dụng hóa đơn phải chịu mức phạt trung bình 35.000.000 đồng nếu vi phạm 1 lần (tức [20.000.000 + 50.000.000)]/ 2); còn theo quy định về quản lý thuế thì phải chịu truy thu từ 1 đến 3 lần số thuế trốn (là số thuế liên quan đến số hóa đơn bất hợp pháp).
Có thể thấy, theo công thức này, người mua có phần thiệt thòi khi mà chế tài xử phạt hóa đơn bất hợp pháp đối với người mua và người bán hàng là như nhau mà trên thức tế, trong nhiều trường hợp người mua là người rất bị động, không hề cố ý mà do không may sử dụng phải hóa đơn bất hợp pháp. Nếu người bán không xuất hóa đơn không đúng quy định thì người mua sẽ không chịu rủi ro liên quan.
Rõ ràng, cần có chế tài xử phạt hợp lý và nên có sự phân biệt rõ ràng giữa bên bên bán và bên mua trong việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (nếu có).
https://tygiaquydoi.com/
Trả lời