Cây gậy và củ cà rốt là một chính sách ngoại giao trong các quan hệ quốc tế và thường được các cường quốc áp dụng nhằm mục đích thay đổi hành vi của các nước bé hơn. Bài viết về chuyện ngụ ngôn cây gậy và củ cà rốt của chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn về khái niệm và cách vận dụng học thuyết này trong quản lý.
Câu chuyện “cây gậy và củ cà-rốt”
Học thuyết xuất phát từ câu chuyên những người chăn dắt lừa thường có một cây gậy treo lủng lẳng củ cà-rốt và đưa trước mũi chúng. Những chú lừa nghe lời sẽ được thưởng cà-rốt , trong khi đó những cú lừa nếu không nghe lời, chúng sẽ bị phạt bằng gậy. Hình ảnh cây gậy và củ cà-rốt chỉ là một cách nói hình tượng về hoạt động ngoại giao giữa các nước lớn với các nước nhỏ.
Ứng dụng trong quản lý doanh nghiệp
- Đưa ra vấn đề: Nếu muốn thuyết phục một ai đó làm điều gì theo chính sách cây gậy và củ cà-rốt, bạn phải khi đó bạn phải đưa ra một vấn đề và yêu cầu giải quyết vấn đề đó ngay. Mặc dù vậy thì cách nào cũng có tác động hai chiều và 2 hướng, có thể tạo động lực và thúc đẩy một số người, nhưng cũng có thể khiến người khác tê liệt vì do dự và chỉ hành động khi bị ép buộc. Trong một số trường hợp, đối tượng chưa ý thức được hoặc chưa thấy vấn đề đó ở mức cần phải giải quyết ngay. Đây là bước rất quan trọng để chiến lược thành công.
- Hậu quả: Khi đã chứng minh được cho mọi người rằng ở đây có một vấn đề thì bước thứ hai của chính sách củ cà-rốt và cây gậy là phải cho họ thấy hậu quả khốc liệt sẽ xảy ra nếu như không lập tức hành động. Đây là một kỹ thuật rất thuyết phục để đưa một người vào tư thế sẵn sàng hành động.
- Giải pháp: Bây giờ, khi khách hàng đã có khái niệm chung về vấn đề, công việc tiếp theo là đưa ra giải pháp.
- Lợi ích: Chiến lược này nếu đi đúng hướng sẽ khích lệ tinh thần và khả năng cống hiến của nhân viên cho công ty khi họ được đáp ứng nhu cầu về nhiều mặt về vật chất cũng như tinh thần. Thương mại thường sử dụng các cụm từ: “Hành động ngay!”, “Trong một khoảng thời gian giới hạn” hay “Chỉ hôm nay”. Tất cả những cụm từ này chỉ để cố gắng lôi kéo bạn hành động ngay và đó cũng là một chiến thuật.
Chiến lược củ cà-rốt và cây gậy dành cho nhà quản lý
Thách thức của một nhà quản lý là làm sao luôn tạo động lực cho nhân viên của mình. Bạn có thể giúp một số nhân viên đạt được điều mình mong muốn nhưng nếu bạn sai lầm nó sẽ là con dao 2 lưỡi.
Coi chừng cho quá nhiều cà-rốt:
Trong vòng 10 từ 1990-2000, Hãng Herculean, sau một năm hết sức nỗ lực, doanh thu và lợi nhuận của hãng vẫn giảm, ít hơn 40%. Giám đốc điều hành vẫn quyết định thưởng đều cho tất cả nhân viên. 40% nhân viên, những người làm việc hiệu quả, cảm thấy mình không được đánh giá cao vì bị cào bằng so với 60% còn lại. Như vậy khi cho quá nhiều cà-rốt, bạn đã làm giảm sút động lực của toàn thể nhân viên.
Vung quá nhiều cây gậy:
Giám đốc điều hành VC-backed áp dụng chiến lược Cây gậy và củ cà rốt của Mỹ. Nhà quản lý thay vì có các chính sách thưởng cho nhân viên thì lại rất hay đưa ra hình thức phạt. Trong việc sử dụng quá nhiều gậy, ông đã làm mọi người mất niềm hăng say làm việc và mất sự gắn bó với công ty. Điều này tác động tiêu cực đến hoạt động và bộ máy làm việc của công ty khi mà người nhân viên cảm thấy không thoải mái.
Như vậy, những ví dụ thực tế cho thấy việc quản lý không đơn giản như bản chất của củ cà-rốt và cây gậy. Thay vào đó, bạn cần phải thực dụng tìm giải pháp có sự cân bằng nhất.
Một số giải pháp để tạo động lực cho người lao động
- Nếu sử dụng cách tiếp cận cà-rốt, cơ cấu giải thưởng bạn đưa ra phải công bằng và rõ ràng.
- Chiến lược cây gậy phải đảm bảo nó là công cụ ngắn hạn để đạt được mục tiêu thực tế và đầy tham vọng.
- Để tối ưu hóa năng suất và động lực, sử dụng cả hai thái cực và nếu có thể và luôn giữ cân bằng giữa thưởng và phạt.
> Xem thêm :
Trả lời