Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2016 thấp hơn so với năm 2015 nhưng xét với tình hình chung của nền kinh tế Việt Nam và bối cảnh chung của tình hình đầy biến động của nền kinh tế thế giới thì nhưng thành quả đạt được trong năm 2016 là rất đáng khích lệ. Dưới đây chúng tôi sẽ phân tích về tình hình tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2016.
Theo số liệu công bố ngày 28/12/2016 của Tổng cục thống kê ta thấy được tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2016 tăng ước tính 6.21%. Kết quả này đưa đạt được mục tiêu đã đề ra trước đó là 6.7% và tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm 0.47% so với của năm 2015. Mặc dù vậy, nếu xét trong bối cảnh tình hình thế giới với nhiều biến động trong năm 2016 khi mà giá cả và thương mại toàn cầu giảm, điều kiện thời tiết trong nước gặp nhiều khó khăn, môi trường diễn biến ngày một phức tạp thì đạt được tốc độ tăng trưởng 6.21% cũng đã là một thành công.
Theo số liệu của TCTK thì GDP của quý I năm 2016 tăng 5.48%, quý II tăng 5.78%, quý III tăng 6.56%, quý IV tăng 6.68%.
Khu vực nông lâm thủy sản
Trong tổng mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 2016 thì ngành nông-lâm-thủy sản có mức tăng thấp nhất trong 5 năm gần đây là 1.36%. Ở khu vực nông lâm thủy sản thì lâm nghiệp có mức tăng cao nhất với 6.11% do chiếm tỷ trọng thấp. Ngành nông nghiệp với quy mô lớn nhất chiếm khoảng 75% tỷ trọng của cả khu vực nên chỉ tăng thấp ở mức 0.72%. Ngành thủy sản tăng 2.8%
Nguyên nhân dẫn đến việc tăng trưởng chậm của khu vực này là do chịu ảnh hưởng lớn từ những bất lợi của thời tiết và sự cố ô nhiễm môi trường cuối tháng tư năm 2016 của dự án Formusa ở Hà Tĩnh.
Khu vực công nghiệp và xây dựng
Năm 2016 tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng 7.57% thấp hơn mức tăng so với năm 2015 là 9.64%. Trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức tăng cao 11,9% và có đóng góp lớn vào mức tăng trưởng chung với 1,83 điểm phần trăm. Trong khi đó, ngành khai khoáng lại giảm tới 4% đã làm giảm 0,33 điểm phần trăm mức tăng trưởng chung, đây là mức giảm sâu nhất trong 5 năm trở lại đây.
Nguyên nhân chủ yếu là sự khan hiếm và cạn kiệt về nguồn tài nguyên khoáng sản, than đá đồng thời do giá dầu thế giới giảm khiến lượng dầu thô khai thác được giảm hơn 1,67 triệu tấn so với năm 2015; sản lượng khai thác than cũng chỉ được 39,6 triệu tấn, giảm hơn 1,26 triệu tấn. Tuy nhiên, ngành xây dựng tăng trưởng khá với tốc độ 10%. Điều này đã giúp cho tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp xây dựng vẫn ở mức ổn định.
Khu vực dịch vụ.
Năm 2016 tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực dịch vụ ở nước ta tăng 6,98%, đóng góp 2,67 điểm phần trăm. Các ngành bán buôn, bán lẻ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt mức tăng 8,28% so với năm 2015, đóng góp 0,77 điểm phần trăm.
Nhận xét và đánh giá chung về tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta năm 2016.
Về quy mô nền kinh tế Việt Nam năm 2016, tính theo giá hiện hành quy mô nền kinh tế năm 2016 đạt 4.502,7 nghìn tỷ đồng điều này cho ta thấy quy mô kinh tế của Việt Nam đang ngày càng được mở rộng; GDP bình quân đầu người ước tính đạt 48,6 triệu đồng, tương đương 2.215 USD, tăng 106 USD so với năm 2015.
Về cơ cấu nền kinh tế năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 16,32%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 32,72%; khu vực dịch vụ chiếm 40,92%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,04% (Cơ cấu tương ứng của năm 2015 là: 17,00%; 33,25%; 39,73%; 10,02%).
Xét về góc độ sử dụng GDP năm 2016, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,32% so với năm 2015, đóng góp 5,29 điểm phần trăm vào mức tăng chung; tích lũy tài sản tăng tới 9,71%, đóng góp thêm 3,08 điểm phần trăm; chênh lệch xuất-nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ ở tình trạng nhập siêu làm giảm 2,16 điểm phần trăm trong mức tăng trưởng chung.
> Xem thêm :
Trả lời