Tài chính

Kỳ kê khai thuế giá trị gia tăng được xác định như thế nào?

Thuế giá trị gia tăng có vai trò góp phần tăng cường công tác hạch toán kế toán và thúc đẩy việc mua bán hàng hóa phải có đầy đủ chứng từ hóa đơn hợp lệ theo luật định. Theo đó, ngoài việc xử lý hóa đơn sai sót bằng mẫu biên bản hủy hóa đơn điện tử mới nhất, tính và xác định thuế GTGT sao cho chuẩn xác, kế toán nên lưu ý về kỳ kê khai thuế giá trị gia tăng để nộp thuế đúng thời hạn. Vậy làm thế nào để xác định được kỳ kê khai thuế GTGT tại doanh nghiệp? Bài viết này sẽ làm rõ vấn đề nêu trên.

1. Kê khai thuế giá trị gia tăng theo quý

Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 151/2014/TT-BTC, việc kê khai thuế theo tháng được cụ thể hóa như sau:

– Doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống.

– Doanh nghiệp nộp thuế mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đối với các cơ sở mới hoạt động, khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hay theo quý.

2. Kê khai thuế GTGT tạm tính theo từng lần phát sinh

Theo quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC, cách kê khai này được áp dụng cụ thể gồm các trường hợp:

– Áp dụng đối với hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh.

– Áp dụng đối với thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên doanh số của người kinh doanh không thường xuyên.

3. Kê khai thuế GTGT theo tháng

Doanh nghiệp nộp thuế áp dụng phương thức này khi không thuộc một trong các trường hợp trên.

Ngoài ra, trường hợp doanh nghiệp nộp thuế đủ điều kiện và thuộc đối tượng khai thuế GTGT theo quý muốn chuyển sang khai thuế theo tháng thì gửi thông báo (theo Mẫu số 07/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC) cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là cùng với thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT của tháng đầu tiên của năm bắt đầu khai thuế GTGT theo tháng.

4. Thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng DN cần biết

Trong một số trường hợp, tổ chức kinh doanh có thể được hoàn thuế GTGT theo quy định của pháp luật. Để được hoàn thuế, các đối tượng cần chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục hoàn thuế GTGT. Thông tư 99/2016/TT-BTC quy định cụ thể qua các bước sau:

Bước 1: Lập và gửi hồ sơ hoàn thuế

Hồ sơ hoàn thuế đối với mỗi trường hợp cụ thể sẽ bao gồm các loại giấy tờ khác nhau. Khoản 1 Điều 10 Thông tư 99/2016/TT-BTC quy định hồ sơ hoàn thuế bao gồm: Giấy đề nghị hoàn trả Khoản thu ngân sách nhà nước (mẫu 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC); Các tài liệu khác theo quy định.

Gửi hồ sơ hoàn thuế: Doanh nghiệp được gửi hồ sơ hoàn thuế điện tử hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc gửi qua đường bưu chính. 

Một số điều DN cần chuẩn bị khi bị thanh tra bảo hiểm thai sản

Mã số thuế cá nhân được tra cứu bằng cách nào?

Best Business Laptops

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Cơ quan thuế có thẩm quyền chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế.

Sau khi tiếp nhận, cơ quan thuế sẽ tiến hành các công việc sau: Phân loại hồ sơ hoàn thuế; Xác định số thuế GTGT được hoàn của DN; Xác định số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ được bù trừ với số tiền thuế giá trị gia tăng được hoàn; Đề xuất hoàn thuế.

Bước 3: Giải quyết hoàn thuế

Cơ quan thuế tiến hành giải quyết việc hoàn thuế GTGT cho người nộp thuế. Các công việc cần được thực hiện bao gồm: Thẩm định hồ sơ hoàn thuế; Giám sát hồ sơ hoàn thuế; Ban hành quyết định hoàn thuế; Chi hoàn thuế cho người nộp thuế; Công khai thông tin giải quyết hoàn thuế.

Trả lời