Theo Công văn mới nhất từ Cục Thuế Thành Phố Hà Nội, 100% các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ bắt buộc phải chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử trước ngày 30/09/2020. Như vậy, thời hạn bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử đang đến rất gần, do vậy, ngoài những vấn đề tìm hiểu các nhà cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử uy tín, các doanh nghiệp cũng cần nắm rõ các quy định về việc hủy hóa đơn điện tử để có thể giải quyết tốt nhất công việc nếu có xảy ra sai sót.
Hóa đơn điện tử khi đã lập rồi thì vẫn có thể hủy được và hóa đơn điện tử khi hết hạn lưu trữ theo quy định, bên cạnh đó cũng không có thêm chỉ đạo, quyết định nào khác của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ được quyền tiêu hủy. Việc tiêu hủy hóa đơn cần phải đảm bảo nguyên tắc không gây ảnh hưởng đến những hóa đơn chưa tiêu hủy và sự hoạt động của toàn hệ thống.
Các văn bản pháp luật liên quan đến việc hủy hóa đơn điện tử
Việc hủy hóa đơn điện tử là một trong những công việc vô cùng quan trọng, do vậy, các kế toán, chủ doanh nghiệp cần phải nắm rõ các quy định liên quan đến việc hủy hóa đơn để có thể triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Hiện nay, quy trình hủy hóa đơn điện tử được quy định tại Nghị định 51 hóa đơn điện tử của Chính phủ, Thông tư 39 về hóa đơn điện tử của Bộ Tài chính và Nghị định 119 về hóa đơn điện tử (Khoản 3, Điều 14).
Thông tư của Bộ Tài chính số 39/2014/TT-BTC yêu cầu hủy hóa đơn chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế.
Nghị định 119/2018/NĐ-CP yêu cầu doanh nghiệp từ thời điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế (hóa đơn điện tử có mã xác thực) thì các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ cá nhân kinh doanh, tổ chức khác phải hủy hóa đơn giấy còn tồn chưa sử dụng (Khoản 3, Điều 14).
Tuy nhiên, theo quy định của Thông tư 68/2019, thì kể từ ngày 01/11/2020, các Nghị định 51, Thông tư 39, Thông tư 32, sẽ chính thức hết hiệu lực thi hành, việc triển khai thực hiện hóa đơn điện tử sẽ phải thực hiện theo Nghị định 119/2018 và Thông tư 68/2019. Do vậy, các kế toán doanh nghiệp cần phải lưu ý.
Các trường hợp được thực hiện hủy hóa đơn
Hủy hóa đơn điện tử chỉ được tiến hành trong 2 trường hợp sau:
Hóa đơn đã lập có sai sót, người bán và người mua chưa kê khai thuế.
Hóa đơn quá thời hạn lưu trữ 10 năm theo Luật kế toán.
Hướng dẫn nộp hồ sơ đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử qua eTax
Cá nhân có được đăng ký nộp thuế điện tử hay không?
Cách xử lý hủy hóa đơn điện tử CyberBill
Hóa đơn điện tử CyberBill là một trong những phần mềm hóa đơn điện tử được các doanh nghiệp ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay bởi chất lượng sản phẩm tốt, giá cả cạnh tranh và dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, tận tâm. Việc sử dụng hóa đơn điện tử CyberBill vô cùng khoa học và đơn giản, giúp người dùng có thể xử lý nhanh chóng các nghiệp vụ về hóa đơn. Việc hủy hóa đơn điện tử CyberBill sẽ được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Người dùng vào trình duyệt Internte, nhập đường link sử dụng dịch vụ cloud.cyberbill.vn và nhập đầy đủ các thông tin đăng nhập và nhấn chọn “đăng nhập”
Bước 2: Nhận chọn “Hóa đơn – Danh sách hóa đơn”
Bước 3: Vào mục “tất cả” và tìm kiếm hóa đơn cần hủy bỏ
Bước 4: Nhấn vào mũi tên ngược hoặc dấu ba chấm “…” trên góc phải màn hình -> Nhấn chọn hoạt động “hủy bỏ hóa đơn”
Bước 5: Tạo biên bản hủy hóa đơn (nếu cần)
Trong trường hợp không cần Biên bản hủy hóa đơn thì người dùng có thể tiến hành nhập “Ký” ngay
Trường hợp cần biên bản hủy hóa đơn thì người dùng sẽ nhập “số biên bản hủy” và “ngày biên bản hủy”
Bước 6: Nếu đã có biên bản hủy hóa đơn lưu trên máy (định dạng PDF) thì nhấn “Chọn file” sau đó chọn file biên bản và nhấn “open” sau đó nhấn “Ký” để xác nhận hủy hóa đơn
Như vậy là người dùng đã có thể dễ dàng hủy bỏ hóa đơn với hóa đơn điện tử CyberBill.
Trả lời