Với sự phát triển của đô thị hoá, hiện đại hoá hiện nay, thị trường sơn nước đang chiếm ưu thế và có tiềm năng phát triển cực kỳ lớn. Tận dụng thời điểm này, có rất nhiều nhà phân phối, đại lý kinh doanh sơn mọc nên. Tuy nhiên, để mở ra hệ thống cung cấp sơn như vậy đòi hỏi bạn phải có kiến thức, kỹ năng về sơn và kinh doanh sơn. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ bật mí cho bạn số vốn đầu tư kinh doanh sơn giúp bạn hiểu biết và kinh doanh hiệu quả hơn.
1. Số vốn đầu tư kinh doanh sơn
Kinh doanh sơn đang là thị trường tiềm năng và sự đoán là sẽ ngày càng phát triển trong những năm tiếp theo. Biết tận dụng và bắt tay vào việc tìm hiểu kinh doanh ngay từ bây giờ sẽ giúp cho bạn chuẩn bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cũng như kinh nghiệm để bước chân vào thị trường đầy biến động.
Vốn đầu tư kinh doanh sơn là yếu tố quan trọng và mang tính quyết định đầu tên nên bạn muốn phân phối, kinh doanh bất kỳ mặt hàng nào nói chung và sơn nước nói riêng.
Vốn đầu tư kinh doanh sơn cần bao nhiêu là đủ và cần phải chi trả cho những khoản cần thiết nào để phát triển hệ thống kinh doanh sơn nước còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và quy mô hệ thống phân phối sơn sắp mở. Vốn đầu tư kinh doanh sơn chia ra làm hai loại chính và mang tính cấp thiết đó chính là mức vốn nhập hàng và mức vốn nợ đọng trên thị trường.
1.1 Vốn nhập hàng ban đầu
Vốn nhập hàng ban đầu là số vốn chi trả nhằm mục đích thực hiện công việc kinh doanh. Số tiền này giúp bạn nhập được những sản phẩm sơn về đại lý của mình và từ đó bán ra thị trường thu về lợi nhuận.
Đây là số vốn chỉ tính riêng cho việc nhập sản phẩm sơn chứ không bao gồm các khoản chi phí như mặt bằng, nhân viên hay các chi phí duy trì kinh doanh khác. Tính riêng chi phí nhập hàng ban đầu về có thể ước tính khoảng 60-100 triệu tuỳ thuộc vào bạn mở đại lý kinh doanh sơn cấp mấy và quy mô đại lý của bạn lớn hay nhỏ.
1.2 Vốn nợ tồn đọng
Vốn nợ tồn đọng là số vốn mà bạn cần có để dự trù trong hoạt động kinh doanh sơn, số vốn này sự trù các trường hợp khách hàng lấy hàng nhưng chịu nợ hoặc trả tiền chậm trễ khiến vốn ứ đọng chưa hoàn về để nhập hàng khác.
Vốn dự trù là rất cần thiết bởi khi khách hàng nợ bạn sẽ lao vào cảnh thiếu vốn nhập hàng ban đầu, không có hàng bán ra thị trường.
1.3 Số vốn đầu tư khác
Ngoài hai số vốn đầu tư kinh doanh sơn ở trên, bạn cần một khoản tiền để chi trả cho hoạt động kinh doanh ví dụ như: chi phí thuê mặt bằng (hoặc không nếu bạn có sẵn mặt bằng gia đình), chi phí trang trí, xây dựng và setup cửa hàng, chi phí công nhân viên, chi phí vận chuyển…Tất cả những hoạt động chuẩn bị kinh doanh sơn đều cần đến một khoản tiền khá lớn vì vậy nếu bạn có ý định mở đại lý kinh doanh, phân phối sơn hãy dự trù số vốn ít nhất 200 triệu cho mục đích kinh doanh của mình.
>> Bài viết nổi bật:
2. Nên mở đại lý sơn cấp 1 hay cấp 2
Mỗi đại lý sơn đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế và kiến thức, hiểu biết của bạn về thị trường sơn mà bạn sẽ quyết định lựa chọn mở đại lý sơn cấp mấy để kinh doanh hiệu quả.
Mở đại lý kinh doanh sơn cấp một cần số vốn kinh doanh sơn lớn hơn, tuy được đảm bảo về giá cả và chất lượng sản phẩm ở mức tốt nhất, bạn có thể dễ dàng tiếp cận, thu được tệp khách hàng thân thiết dễ hơn nhưng bên cạnh đó bạn phải chịu áp lực về doanh thu từ phía hãng sơn. Mở đại lý kinh doanh sơn cấp một bạn cần phải sự rù được số vốn kinh doanh sơn lớn và có kế hoạch, định hướng phát triển thương hiệu và thị trường một cách bài bản.
Đại lý kinh doanh sơn cấp hai sẽ không gây áp lực về doanh số cho bạn bởi bạn sẽ nhập hàng qua đại lý cấp 1. Các đại lý sơn đa số nhạn phần chiết khấu dựa trên số lượng sản phẩm sơn tiêu thụ được, doanh số càng cao thì chiết xuất và khấu thưởng càng lớn. nếu bạn mở đại lý cấp hai nhưng lượng sản phẩm, tiêu thụ cao thì lợi nhuận của bạn có thể còn cao hơn đại lý cấp 1.
3. Kinh nghiệm mở đại lý phân phối, kinh doanh sơn
Tưởng chừng như rất đơn giản nhưng hiện tại, thị trường sơn đang cạnh tranh khốc liệt bởi do nhu cầu đô thị hoá cao, đương nhiên sẽ có nhiều người tận dụng thời điểm vàng chớp lấy cơ hội kinh doanh. Bạn nên trang bị cho bản thân mình ngoài về kinh tế còn cần đến kỹ năng, kinh nghiệm kinh doanh dày dặn. Những kinh nghiệm dưới đây của chúng tôi hy vọng sẽ giúp bạn có thêm tự tin để bước vào con đường kinh doanh sơn:
- Chọn thương hiệu sơn: Thương hiệu sơn tốt, uy tín, chất lượng giúp bạn dễ dàng tiếp cận với khách hàng hơn, tận dụng lòng tin trước đó để mở rộng phát triển thị trường hơn.
- Chọn chất lượng sơn: Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều dòng sơn cỏ kém chất lượng nhưng được sản xuất quảng cáo tràn lan khiến cho người tiêu dùng dễ bị đánh lừa. Tuy chiết khấu sơn dành cho nhà phân phối cực cao, có khi lên đến 65% nhưng nếu nhập sản phẩm này về việc kinh doanh của bạn sẽ không trụ được lâu trên thị trường do mất lòng tin từ phía khách hàng.
- Số vốn đầu tư kinh doanh sơn là rất quan trọng tuy nhiên nó việc bạn sử dụng số vốn đó như thế vào, quay vòng và luân chuyển vốn ra sao mới là điều quan trọng hơn cả.
- Mức chiết khấu là điều chủ chốt quyết định hiệu quả kinh doanh sơn, bạn nên chọn thương hiệu sơn uy tín, chất lượng, có mức chiết khấu hợp lý, phù hợp để mở đại lý phân phối, kinh doanh sơn.
- Trước khi trở thành nhà phân phối bạn nên trao đổi kỹ càng với nhà cung câps ơn để hiểu rõ những vấn đề liên quan đến việc số lượng hàng tồn kho.
- Tìm hiểu kỹ càng về chất lượng, các chính sách của thương hiệu sơn mà mình sắp trở thành nhà phân phối.
Bài viết trên đây của chúng tôi bật mí cho bạn số vốn đầu tư kinh doanh sơn và các kinh nghiệm, thông tin, kiến thức khác. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ có một kế hoạch đầy đủ, chi tiết và hiệu quả về hoạt động kinh doanh sơn của bản thân mình giúp đem lại hiệu quả cao và có tiềm năng phát triển.
Nguồn tham khảo: https://sonjymec.com/mo-dai-ly-son.htm
Trả lời