Tiêm filler môi hiện nay được đánh giá là một trong những thủ thuật được rất nhiều chị em ưa chuộng hiện nay bởi không cần đụng “dao kéo” mà có thể sở hữu ngay “đôi môi tều” căng mọng chuẩn xu thế. Nhưng liệu tiêm môi có ảnh hưởng gì không? Có hại gì đến sức khỏe không? Sau đây hãy cùng nhau tìm hiểu một cách chi tiết nhé!
Tiêm môi có ảnh hưởng gì không?
Phương pháp tiêm filler môi nghe có vẻ an toàn hơn so với phẫu thuật thẩm mỹ nhưng trong nó cũng tiềm ẩn những nguy hiểm rất lớn. Dưới đây là một số cảnh báo tiêm filler môi có ảnh hưởng gì không từ các chuyên gia răng hàm mặt.
Theo chia sẻ từ các chuyên gia, tiêm filler môi là giải pháp làm đẹp không phẫu thuật vô cùng nhanh chóng và đơn giản. Filler được ứng dụng còn được gọi là chất làm đầy có cấu tạo từ Axit Hyaluronic, tồn tại như chất tự nhiên trong cơ thể.
Theo đó, chỉ trong 10 – 15 phút thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng các hợp chất làm đầy để tiêm vào môi và tạo hình cấu trúc như mong muốn. Ngay sau khi thực hiện, bờ môi sẽ trở nên sắc nét và quyến rũ hơn, cải thiện được các khuyết điểm về môi mỏng, môi thô kém sắc và thiếu điểm nhấn.
Có thể nói, tiêm filler cho môi là thủ thuật rất phổ biến hiện nay nhưng tính an toàn của biện pháp này vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ. Thế nhưng tiêm môi có ảnh hưởng gì không?
Trước hết chúng ta hãy bắt đầu đi từ thành phần cấu tạo của filler. Filler được hình thành từ 92% Hyaluronic Acid (HA – chất có trong da), 7% nước và 1% gel tổng hợp. Về mặt cấu trúc, axit hyaluronic tương thích 99% với da và 96 – 97% với mao mạch và cơ. Vì thế, nó chuyên được sử dụng cho tạo hình thẩm mỹ.
Về mặt dị hóa (phản ứng với các thành phần khác trong cơ thể), HA là một gốc axit rất bền, khó bị thủy phân, không gây độc hại tới các mô. Hơn thế, axit hyaluronic trong filler khi đưa vào sử dụng đều đã được tinh lọc/khử trùng nhiều bước. Vì vậy, chất liệu này hoàn toàn lành tính với cơ thể.
Về mặt thời gian, filler chỉ là một chất làm đầy tạm thời, sau một thời gian ngắn sẽ tiêu đi và thải ra ngoài nhờ đường bài tiết. Axit hyaluronic cũng không sinh cặn, không làm suy giảm chức năng bất kỳ bộ phận nào.
Có thể khẳng định, tiêm môi HA rất an toàn, thiết thực với xu hướng làm đẹp 4.0. Tỷ lên người dùng filler môi thành công đạt mức 96.5% (thống kê của WHO.int), lành tính với mọi cơ địa và độ tuổi người dùng.
Vậy thì tiêm filler môi có những tác dụng phụ gì không, có ảnh hưởng gì không?
Tất nhiên, những nguy hại sau khi tiêm filler môi là điều không ai mong muốn. Mặc dù nổi tiếng là an toàn nhưng tiêm filler môi cũng có ảnh hưởng nhất định đối với những trường hợp tiêm filler sai kỹ thuật và thiếu chuyên môn. Thông thường tiêm môi sẽ gặp những tác dụng phụ như:
- Môi sưng, bầm tím
Tiêm filler môi giống như việc bạn săm môi sẽ tác động vào các mô bên trong khiến chúng bị tổn thương, nhất là khi tế bào vùng môi mỏng hơn rất nhiều so với các khu vực da xung quanh.
Tác dụng phụ không mong muốn khi vừa tiêm filler môi xong có thể khiến môi bị sưng phù, bầm tím, đau rát, ngứa hoặc nhiễm trùng. Điều này có thể kéo dài vài ngày hoặc lâu hơn.
Nhằm tránh tình trạng sưng tím sau tiêm axit hyaluronic, trước khi tiêm thì bạn cần chú ý không uống thuốc an thần/đau bụng kinh/đau đầu trước 10 ngày tiền phẫu. Ở giai đoạn hậu phẫu, bạn nên kiêng ăn mặn (nhất là mắm/muối/thịt muối/cá khô), nạp quá nhiều iốt sẽ khiến môi tích nước, mặt phù nề và gây áp lực lên thận và gan.
- Nhiễm trùng
Thứ hai, dù có diện tích xâm lấn rất thấp nhưng tiêm filler môi vẫn có khả năng nhiễm trùng. Dấu hiệu dễ thấy nhất là các nốt đỏ nổi thành từng nhóm hoặc lan rộng khắp môi. Đa số nhiễm trùng filler đều thuộc tuýp nhiễm trùng trong (không ở ngoài da). 2 loại vi khuẩn Staphylococcus epidermidis hoặc Propionibacterium acnes hình thành từ dịch axit hyaluronic và chất thải có sẵn trong môi.
Tuy không gây nhiều nguy hiểm nhưng chúng lại khiến môi filler lâu lành, không vào đúng form và dễ bị khô môi. 3 biện pháp để khắc phục là vệ sinh bằng cồn, thoa thuốc chống viêm, bôi dưỡng thường xuyên.
- Nổi cục ở môi
Nhiều thống kê cho thấy khoảng 3 – 5% khách hàng sẽ bị nổi cục ở môi sau khi bơm filler xong. Hình thái vón cục khá giống với mụn nhiệt miệng nhưng kích thước to hơn và đau rát hơn.
Theo các chuyên gia, hiện tượng này là do axit hyaluronic phân bổ không đều trên môi dẫn tới chỗ thiếu thiếu chỗ thừa. Trong đó, vùng tiêm ít sẽ bị lõm xuống, vùng tiêm nhiều sẽ nổi cục lên. Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy lớp niêm mạc dưới chuyển xanh và có các chấm đỏ li ti.
Với tình huống vón cục ít (dưới 1cm), khách hàng được phép chườm đá hoặc tự massage tại nhà. Khi bị vón cục nhiều (từ 1.1cm) trở lên, cục to khiến form miệng biến dạng, bạn cần nhờ bác sĩ chích cục và loại hết dịch.
Đó là những trường hợp thường gặp sau tiêm filler môi và những biểu hiện này sẽ dần biến mất trong 48 giờ hoặc sau vài ngày tùy theo cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên với những ai sử dụng dịch vụ ở nơi kém chất lượng và không có kiến thức chuyên môn sẽ gặp phải những trường hợp nghiêm trọng sau:
- Hoại tử da
Biến chứng nặng nề nhất khi tiêm môi sai cách là hoại tử da và lưu lại dị tật. Với bản chất là một axit, filler khiến niêm mạc miệng bị ăn mòn và lở loét diện rộng. Cùng với đó, hệ cơ và mao mạch thần kinh môi cũng rơi vào trạng thái tổn thương. Vùng da miệng bắt đầu xuất hiện mụn nước, tích mủ, chảy dịch, lâu dần chuyển thành dị tật vĩnh viễn.
Trong trường hợp này, bạn buộc phải rút hết filler ra khỏi miệng, tiến hành làm sạch triệt để và chỉnh hình môi (nếu dị tật quá lớn).
Do đó để có thể tiêm filler môi một cách an toàn và tránh những trường hợp gây ảnh hưởng không tốt thì bạn nên lưu ý những điều sau:
- Lựa chọn bác sĩ giỏi
Bác sĩ tiêm filler môi cho bạn cần có bằng cấp, chứng chỉ thẩm mỹ chuyên sâu, tốt nghiệp các trường y khoa danh tiếng. Đã có trong tay ít nhất 10 năm kinh nghiệm về thẩm mỹ hàm mặt để tránh những sai sót về kỹ thuật không đáng có.
- Công nghệ và trang thiết bị hiện đại
Cùng là sản phẩm tiêm filler môi nhưng công nghệ và trang thiết bị quyết định chất lượng và thời gian bền đẹp trên môi của bạn. Hãy tìm hiểu kỹ công nghệ tại trung tâm thẩm mỹ đó có tốt không, trang thiết bị có hiện đại không trước khi đưa ra quyết định.
- Chất tiêm filler môi đảm bảo
Những sản phẩm trôi nổi tại các spa, thẩm mỹ viện kém chất lượng là nguyên nhân hàng đầu gây biến chứng. Vì vậy, các sản phẩm tiêm filler môi cần có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và kiểm định an toàn với sức khỏe của Bộ Y tế.
- Chăm sóc tại nhà cẩn thận
Chế độ chăm sóc môi sau khi tiêm filler cũng đóng vai trò quyết định ngăn chặn biến chứng cho bạn. Hãy tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để có một đôi môi căng mọng và an toàn nhất.
Do đó, bạn cần thực hiện các hướng dẫn sau:
- Vệ sinh 3 lần/ngày theo hướng dẫn của bác sĩ, dùng bông dạng nén/tiệt trùng
- Không động chạm/ấn/tỳ tay vào vết tiêm
- Không hôn môi, không QHTD tới khi hết sưng
- Chỉ sử dụng thuốc bôi/kem dưỡng/son dưỡng trong đơn kê
- Tập trung ăn các nhóm thực phẩm: tinh bột nhẹ (khoai lang, bánh mì đen); rau xanh & xơ (cải bắp, súp lơ, bí ngô); hoa quả & vitamin (cam, táo, dưa lưới)
- “Cách ly” rượu bia, thuốc lá, coca. Chỉ uống nước đậu đen hoặc nước dừa
- Không nằm sấp, hạn chế mọi thủ thuật thẩm mỹ (liên quan tới khẩu hình) trong 3 tháng
Trong 48 giờ đầu sau tiêm filler môi, bạn phải liên tục quan sát và cập nhật tình hình môi cho bác sĩ. Nếu có bất kỳ dấu hiệu tiêu cực nào, cần nhanh chóng tới bệnh viện để xử lý.
Do đó tiêm môi có ảnh hưởng gì không thì điều đó tùy thuộc vào sự lựa chọn của bạn. Bởi phương pháp thì không ảnh hưởng nhưng nếu bạn ham rẻ hoặc lỡ tin vào lời quảng cáo của những trung tâm làm đẹp kém chất lượng thì sẽ rơi vào cảnh tiền mất tật mang. Vì vậy để được tư vấn tốt nhất thì đừng ngần ngại để lại lời bình luận bên dưới nhé!
Xem thêm: Tiêm filler môi là không an toàn?
Trả lời