Cưỡng chế hóa đơn là một trong những chế tài xử phạt đối với các doanh nghiệp có hành vi sai trái về việc thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế theo quy định. Khi doanh nghiệp bị cưỡng chế hóa đơn thì hình thức thanh toán trên hóa đơn, tất cả hành vi xuất hóa đơn đều không được phép thực hiện. Vậy trong những trường hợp này doanh nghiệp sẽ bị cưỡng chế hóa đơn? Tại Khoản 1, điều 2, thông tư 215/2013 đã quy định rõ các trường hợp doanh nghiệp bị cưỡng chế hóa đơn.
Cụ thể, đối với người nộp thuế, các doanh nghiệp nộp thuế vi phạm những trường hợp dưới đây sẽ bị cưỡng chế hóa đơn:
-Thứ nhất là trường hợp nợ tiền thuế, chậm nộp tiền thuế quá 90 ngày – kể từ ngày hết hạn nộp thuế, hết thời hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Thứ hai, cưỡng chế hóa đơn trong trường hợp còn nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp thuế và có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản.
– Thứ ba, cưỡng chế hóa đơn trong trường hợp không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong thời hạn 10 ngày – kể từ ngày có quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
– Thứ tư, trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế có thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày nhưng người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế (trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt).
Bên cạnh tại thông tư 215/2013/TT-BTC cũng quy định một số trường hợp vi phạm dưới đây cũng có thể bị cưỡng chế hóa đơn, cụ thể:
– Tổ chức tín dụng không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và Luật Xử lý vi phạm hành chính.
– Tổ chức bảo lãnh nộp tiền thuế cho người nộp thuế: quá thời hạn quy định 90 ngày – tính từ ngày hết hạn nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế theo văn bản chấp thuận của cơ quan thuế mà người nộp thuế chưa nộp đủ vào ngân sách nhà nước thì bên bảo lãnh bị cưỡng chế theo quy định của Luật Quản lý thuế và Luật Xử lý vi phạm hành chính.
– Kho bạc nhà nước không thực hiện việc trích chuyển tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế mở tại kho bạc nhà nước để nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan thuế.
– Tổ chức, cá nhân có liên quan không chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan có thẩm quyền.
Kỳ kê khai thuế giá trị gia tăng được xác định như thế nào?
Một số điều DN cần chuẩn bị khi bị thanh tra bảo hiểm thai sản
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần phải lưu ý, nếu trong trường hợp đã ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp tiếp theo nhưng xét thấy biện pháp ban hành trước đó có đủ điều kiện để thực hiện thì người ban hành quyết định cưỡng chế có quyền chấm dứt biện pháp cưỡng chế tiếp theo để thực hiện biện pháp cưỡng chế cũ nhằm bảo đảm thu đủ số tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế.
Việc bị cưỡng chế hóa đơn là điều không một doanh nghiệp nào mong muốn. Tuy nhiên, nếu bị xử phạt cưỡng chế hóa đơn thì doanh nghiệp cần phải nắm rõ những quy định về việc cưỡng chế hóa đơn cũng như cách để xử lý nhằm giảm thiểu tối đa hậu quả có thể xảy ra. Với những chia sẻ trên hy vọng đã giúp các doanh nghiệp nắm được những quy định về việc cưỡng chế hóa đơn.
Trả lời