Bàn phím cơ xuất hiện trên thị trường quá nhiều, rẻ tới đắt, bạn không biết phải chọn thế nào do không rõ chất lượng ra sao. Hãy làm những bước kiểm tra dưới đây để đánh giá bàn phím cơ phù hợp nhu cầu của riêng bạn.
- Kiểm tra Key Roll-over:
Sử dụng phần mềm “Aqua Key Test” để hiển thị những phím đã được bấm. Giữ nhiều phím nhất có thể để biết được bàn phím có thể nhận được bao nhiêu. Tiêu chuẩn hiện tại tối thiểu là 6 KRO, nếu dưới tiêu chuẩn này thì bàn phím có thể nói khá là tệ hại về chất lượng.
- Kiểm tra âm thanh:
Các switch cho tiếng ồn không hoàn toàn giống nhau, nhất là khi có cấu tạo khác nhau. Do đó nếu có điều kiện hãy kiểm tra hết tất cả các loại switch và nghe âm thanh. Ở đây chúng ta không xác định âm thanh của switch đó như thế nào vì đã có quá nhiều bài test cơ bản (CherryMX, Topre hay các loại nhái lại tương tự…) mà nghe âm thanh phát ra từ keycap đập xuống nắp switch bên dưới. Nếu keycap dày sẽ cho âm thanh trầm đục, keycap mỏng sẽ cho âm thanh chói hơn. Từ đây ta xác định được một phần chất lượng keycap, bên cạnh đó là việc kiểm tra chất liệu keycap bằng cách tháo ra và lật ngửa lên. Các loại keycap rẻ tiền phổ thông (giống keycap Trung Quốc hay sản xuất hàng loạt) thường có cấu tạo là nhựa trắng đục cho ánh sáng xuyên qua và phủ một lớp nhung mỏng để khắc ký tự và tạo hình thức. Các loại keycap đắt hơn thì cho viền rất dày và rất cứng (thường là keycap PBT thay vì ABS phổ thông).
- Kiểm tra chất lượng switch:
Không có gì kiểm tra chất lượng switch tốt bằng việc chúng ta tự gõ văn bản. Hãy lấy lyric một bài hát, hoặc một bài văn, thơ mà bạn thích và gõ ra Word, gõ với tốc độ cả nhanh lẫn chậm. Trải nghiệm gõ trong khoảng 10-15 phút là vừa đủ để cảm giác tay của bạn có thể được ghi nhớ lại một cách chi tiết. Đừng test chất lượng switch bằng cách chỉ bấm một vài nút cho có, sẽ không có ấn tượng mạnh và chi tiết nào để lại sau khi bạn rời bàn phím
Ngoài ra, các phím dài cũng cần lưu tâm kiểm tra bằng cách bấm sang 2 đầu phím (mà không bấm vào trung tâm). Nếu bộ phận cân bằng (stabilizer) hoạt động tốt và trơn tru, toàn bộ hành trình bấm xuống đáy của phím dài sẽ không có hiện tượng két rít hay bị ma sát quá lớn gây ra cảm giác bị sạn. Ngược lại nếu phím dài bị rít hơn so với các phím ngắn, chất lượng bàn phím đó cần xem xét lại.
Ngoài ra, đừng quá tin vào những tuyên bố tuổi thọ phím bấm như 50 triệu hay 100 triệu lần, đó chỉ là những tuyên bố để marketing một sản phẩm mới hoặc được dùng làm mốc sắp xếp thứ hạng chất lượng mà nhà sản xuất tự đặt ra (giống như mức DPI của chuột game cũng vậy). Cái mà chúng ta quan tâm là phím bấm bao lâu sẽ bị double-click, nhưng rất tiếc sẽ không thể xác định được thông tin này trong thời gian test ngắn ngủi ban đầ
- Kiểm tra đèn nền:
Đây chỉ là một bài kiểm tra mở rộng, bởi hiện tại các bàn phím cơ từ rẻ cho tới đắt có rất nhiều loại được trang bị đèn LED nền. Nó sẽ không đánh giá được cảm giác bấm có tốt hay không, nhưng nó sẽ đánh giá được phần nào mức độ đầu tư nhà sản xuất gửi gắm. Nếu đèn nền yếu, độ sáng ở dưới đèn tuýp hay đèn văn phòng sẽ gần như không còn. Và đèn nền bị rung khi ta dùng điện thoại quay phím ở chế độ 50 hình/giây hoặc 60 hình/giây cũng nói lên chất lượng là khá tồi.
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách sửa bàn phím máy tính bị đổ nước tại nhà
- Găng tay chịu nhiệt, chống cháy, hàng nhập khẩu chính hãng mua ở đâu?
- Ưu điểm của sản phẩm bộ chuyển đổi quang điện 2 sợi là gì?
- Cách kết nối bàn phím với Ipad: https://bestkeyboardz.org/how-to-connect-a-keyboard-to-ipad/
Trả lời